Episodes
Thursday Dec 01, 2022
Vải sớm Phúc Hòa được mùa, nông dân phấn khởi - VaisomPhucHoa
Thursday Dec 01, 2022
Thursday Dec 01, 2022
LNV - Vải sớm Phúc Hòa (Tân Yên, Bắc Giang) bắt đầu thu hoạch. Năm nay thời tiết thuận lợi, tình hình dịch bệnh Covid-19 bớt căng thẳng, người dân dự kiến vải sẽ được mùa, quả đạt chất lượng nhờ chăm sóc theo quy chuẩn VietGAP.
VẢI SỚM MANG LẠI NHIỀU LỢI ÍCH CHO NGƯỜI DÂN PHÚC HÒA
Đến thăm vùng trồng vải sớm của xã Phúc Hòa, thời điểm này, khắp các khu vườn, triền đồi, người dân đang tập trung chăm sóc những cây vải thiều sớm. Hiện vải đang đậu quả và lớn nhanh từng ngày để chuẩn bị cho vụ mùa vải sớm sắp tới.
Ghé thăm một hộ trồng vải là ông Đặng Văn Ngư (59 tuổi) tại thôn Lân Thịnh, xã Phúc Hòa, ông Ngư cho biết: “Năm nay tỷ lệ đậu quả tương đối tốt, dự kiến vải sẽ được mùa. Khác với năm trước, do Covid-19 vải được mùa nhưng giá thấp, tiền thuê nhân công đắt, khó khăn trong đi lại và mua bán do lệnh phong tỏa. Năm nay, khi dịch bệnh dần bị đẩy lùi và được sự tích cực quan tâm của chính quyền địa phương về đầu ra cho sản phẩm thì chúng tôi tin là vải năm nay sẽ bội thu hơn.”
Với quy mô vườn vải sớm 3000m2 trồng theo quy chuẩn VietGAP, với giá bán đầu mùa dao động từ 20.000 - 30.000 đồng/kg, gia đình ông Đặng Văn Ngư dự sẽ thu về lợi nhuận từ 200 - 250 triệu đồng trong mùa vải năm nay.
Tuy nhiên, để vải đạt chất lượng tốt nhất khi vào mùa, ông Ngư cũng như các nhà vườn khác ở Phúc Hòa sẽ phải lưu ý theo dõi cẩn thận hơn, sớm phát hiện các loại sâu bệnh nếu có và bón thêm phân cần thiết cho cây sinh trưởng tốt.
Theo các nhà vườn, hiện vải Phúc Hòa được thương lái ưu tiên thu mua bởi đây là giống vải u hồng có quả to, mọng, cuống gồ, vị ngọt, hạt tương đối bé. Quan trọng nhất là vải sớm Phúc Hòa tạo ra trái vải có mẫu mã, màu sắc đẹp mắt và được thị trường ưa thích.
Được biệt, trước đây xã Phúc Hòa cũng trồng cả hai loại vải sớm và vải muộn, tuy nhiên vải muộn khó chăm sóc hơn, lại trồng không tập trung nên đầu ra gặp khó khăn. Vải muộn của Phúc Hòa cũng kém cạnh tranh so với các nơi trồng vải khác như ở Lục Ngạn. Vì vậy, người dân sớm chuyển đổi và trồng hoàn toàn giống vải sớm, tạo ra vùng sản xuất lớn thu hút người thu mua vải vào đầu mùa.
Theo báo cáo của UBND huyện Tân Yên, hiện trên địa bản đang có 1160 ha vải sớm vải sớm, trong đó có 350 ha đạt tiêu chuẩn VietGAP. Trong năm nay diện tích sản xuất vải xuất khẩu sang Nhật và các nước Mỹ, EU
Phó Chủ tịch UBND huyện Tân Yên Ngô Quốc Hưng cho biết: Để việc tiêu thụ vải được thuận lợi, ngay từ đầu vụ UBND huyện đã triển khai kế hoạch xúc tiến quảng bá giới thiệu sản phẩm vải thiều chín sớm. Cam kết thực hiện cung ứng sản phẩm vải thiều chín sớm chính hiệu có chất lượng tốt nhất, an toàn nhất cho các doanh nghiệp ký kết tiêu thụ.
Thời gian tới, huyện Tân Yên sẽ tiếp tục chỉ đạo thực hiện phát triển sản xuất cây ăn quả theo hướng cải tạo, mở rộng diện tích sản xuất cây ăn quả có giá trị cao, mở rộng diện tích sản xuất cây ăn quả đạt tiêu chuẩn VietGAP, nâng cao chất lượng sản phẩm quả đảm bảo tiêu chuẩn xuất khẩu, nâng cấp mẫu mã bao bì quảng bá, giới thiệu sản phẩm quả, kết quả. Huyện tiếp tục duy trì và mở rộng vùng sản xuất vải sớm đạt tiêu chuẩn GlobalGap, đảm bảo tiêu chuẩn xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản, Mỹ tại xã Phúc Hòa.
---
Send in a voice message: https://anchor.fm/vaisomphuchoa/message
Thursday Dec 01, 2022
Mẹo chọn mua vải thiều tươi ngon, không sâu đầu - Vải Sớm Phúc Hòa
Thursday Dec 01, 2022
Thursday Dec 01, 2022
Vải là loại quả được ưa chuộng vào mùa hè bởi vị ngọt thanh và tính giải khát cao dễ khiến nhiều người mê mẫn. Tuy nhiên vải thường bị tình trạng sâu đầu và úng bên trong nếu chị em không để ý thì sẽ dễ dàng mua nhầm những quả vải này.
Mẹo chọn mua vải thiều tươi ngon, không sâu đầu
Quan sát vỏ bên ngoài
Vải thiều ngon và chín tới sẽ có vỏ mỏng màu hồng đỏ, quả tròn đều, có gai nhẵn. Cần chú ý đến cành quả vải phải nhỏ, dẻo, còn dính cứng vào quả thì vải mới tươi.
Tránh mua những quả vải vỏ khô hơi xám, có các đốm nâu ở cuống vì dễ bị sâu đầu.
Nên chọn những chùm vải còn tươi dựa vào màu sắc đồng đều của chùm quả, phần cành dính vào quả và lá vẫn còn xanh tươi. Không nên chọn mua những chùm vải có cành bị khô, héo, dễ gãy hay lá đã khô, không còn tươi.
Dùng tay nắn thử
Chị em có thể dùng tay nắn thử để kiểm tra vải một cách dễ dàng. Vải còn tươi khi sờ vào sẽ có độ đàn hồi tốt, chắc tay. Đối với những quả vải để quá lâu sẽ mất tính đàn hồi, khi sờ nắn vỏ vải có thể bị rách hoặc lún sâu không trở lại trạng thái ban đầu.
Ngửi thử
Vải có hương thơm đặc trưng nên sẽ rất dễ dàng cho chị em nhận biết. Vải tươi thường có hương thơm thanh nhẹ, không quá đậm. Đối với những quả có mùi quá đậm, mùi chua lên men, mùi lạ thì chị em không nên lựa chọn vì có thể vải đã bị úng hoặc để nhiều ngày.
Bóc vỏ
Khi lựa vải, đặc biệt là vải chùm chị em nên bóc vỏ 2 đến 3 quả để kiểm tra chất lượng thịt vải bằng cách:
Nhìn phần cuống phải còn màu trắng, không thâm, không sâu
Vỏ vải tươi phải dễ bóc, cảm giác lột vỏ giòn tươi
Bên ngoài quả vải không bị rỉ mật, cùi vải trong, dày và mọng nước
Nếu khi lột thấy vỏ dai, cuống thâm, mật rỉ nhiều và phần cùi kém trong thì vải có thể đã chín quá hay sắp hỏng.
Hương vị
Mẹo cho chị em chọn vải thiều ngon ngọt, không bị sâu đầu là nên bóc 1-2 quả vải để nếm thử. Vải ngon phải có vị ngọt và mùi thơm đặc trưng. Vải thiều có cùi dày, hạt nhỏ và vị ngọt hơn so với vải lai.
---
Send in a voice message: https://anchor.fm/vaisomphuchoa/message
Wednesday Nov 30, 2022
Vải thiều tháng mấy là đúng vụ? - Vải Sớm Phúc Hòa
Wednesday Nov 30, 2022
Wednesday Nov 30, 2022
Tùy vào giống, điều kiện khí hậu, chế độ chăm sóc mà thời điểm thu hoạch vải thiều sẽ khác nhau. Vậy vải thiều tháng mấy là chính vụ? Và cách nào để chọn được những quả vải thiều ngon. Bài viết này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu.
Vải thiều tháng mấy là đúng vụ?
Thông thường mùa vải thiều ở Bắc Giang sẽ kéo dài hơn một tháng. Bắt đầu từ giữa tháng 5 và sẽ kết thúc vào đầu tháng 7. Thời điểm giữa tháng 6 đến đầu tháng 7 là mùa thu hoạch chính trong năm. Người dân trồng vải gọi đây là vải chính vụ.
Mùa vải thiều năm 2021 là mùa đặc biệt của bà con Bắc Giang. Dịch COVID-19 khiến các hoạt động sản xuất và thu hoạch gặp không ít khó khăn. Được sự giúp đỡ của các chuyên gia, vải thiều Bắc Giang đã gỡ được bài toán tiêu thụ. Vải thiều Lục Ngạn – Bắc Giang đẩy mạnh xuất khẩu sang Trung Quốc, Nhật Bản và các nước Châu Âu…
Với sự giúp sức từ phía Nhật Bản, vải thiều Lục Ngạn đã xuất hiện tại các siêu thị Nhật Bản với giá 500.000 đồng/kg.
Vải thiều Lục Ngạn đã đánh dấu mốc quan trọng trong sự phát triển. Việc đưa loại nông sản ra các thị trường khó tính trên thế giới sẽ góp phần thúc đẩy nông nghiệp phát triển. Đặc biệt vải thiều Lục Ngạn trở thành loại trái cây đặc sản. Góp phần tăng trưởng kinh tế địa phương.
Bí quyết chọn vải ngon đúng vụ – Vải thiều tháng mấy đúng vụ?
Vải thiều là loại quả nhiệt đới, có vị ngọt thanh. Nhiều khách hàng ở xứ lạnh vô cùng yêu thích loại quả này. Vải thiều tiếng anh là gì? Vải thiều tên tiếng anh được dịch từ chữ Lệ Chi (tên Hán Việt của vải thiều), gọi là lychee.
Nếu đang ở xứ lạnh, giá vải thiều nhập khẩu có thể lên tới vài nghìn đến vài chục nghìn đồng mỗi quả. Tuy đắt đỏ nhưng không phải bao giờ bạn cũng chọn được những quả vải tươi ngon. Hãy xem những cách chọn vải thiều được hướng dẫn dưới đây bạn nhé!
Dùng mắt quan sát
Quả vải ngon phải tuân thủ theo các tiêu chí sau:
Quả vải có vỏ màu hồng đỏ, quả tròn đều.
Chọn những quả có vỏ nhẵn, không nên chọn những quả vải có nhiều gai vì đó là những quả chưa chín.
Không nên chọn những quả vải xuất hiện các đốm màu sẫm, đốm đen trên phần cuốn.
Nên chọn những chùm vải tươi, cành có lá dính vào còn xanh.
Nếu chọn vải thiều thì cần lưu ý kích thước quả vải. Quả vải thiều có kích thước nhỏ hơn, quả vải tròn. Trong khi các giống vải khác thường to và thon dài.
Dùng tay nắn
Ngoài dùng mắt, chúng ta có thể dùng tay nắn thử. Trái vải tươi luôn có độ đàn hồi, mềm nhưng săn chắc. Không có những điểm này nghĩa là vải chưa chín tới hoặc để quá lâu. Vì thế, khi mua, tránh chọn quả vải quá cứng hoặc quá mềm bạn nhé!
Dùng mũi ngửi
Ngửi thử cũng là cách để biết được trái vải có còn tươi hay không. Vải tươi thường có mùi thơm nhẹ. Nếu ngửi thấy có mùi chua hoặc lên men thì không nên mua vì đó là những quả đã hỏng.
---
Send in a voice message: https://anchor.fm/vaisomphuchoa/message
Wednesday Nov 30, 2022
Kinh nghiệm trồng cây vải thiều quả sai, không sâu bệnh - Vải Sớm Phúc Hòa
Wednesday Nov 30, 2022
Wednesday Nov 30, 2022
Vải là cây có giá trị dinh dưỡng và kinh tế cao, vải thiều được trồng nhiều nhất ở Lục Ngạn Bắc Giang cho năng suất cao suốt nhiều năm qua. Đây được xem là giải pháp tăng trưởng kinh tế của người dân ở nhiều khu vực. Tuy nhiên, nếu áp dụng đúng kỹ thuật trồng cây vải thiều và có quy trình chăm sóc vải thiều hợp lý, bà con nông dân có thể trồng vải thiều ở mọi nơi trên đất nước với mức năng suất cao nhất.
Các giống vải
Vải thiều Thanh Hà: Quả gần tròn, vỏ quả đỏ vàng, quả nhỏ, trọng lượng 15-20gr/ quả, hạt lép, tỷ lệ cùi/quả 74%, ráo nước, ngọt thanh, thơm, hơi có vị chua, chín vào tháng 6, tính ổn định cao.
Vải thiều Phú Hộ: có 2 dạng quả, quả nhọn, hạt lép và quả tròn hạt to. Vỏ quả đỏ thắm, quả to, trọng lượng quả 30gr/quả, tỷ lệ cùi/quả 70%, ráo nước, chín sớm hơn vải Thanh Hà 5-7 ngày.
Vải Xuân Đỉnh: Đặc điểm gần giống vải Thanh Hà, quả to hơn, vỏ quả màu đỏ thắm, chất lượng ngon.
Chọn đất
Cây vải không kén đất, yêu cầu quan trọng nhất của đất trồng vải là phải thoát nước, tầng đất dày, tuy nhiên đối với trồng bằng cành chiết, bộ phận rễ phát triển kém, đưa lên đồi phải giữ ẩm tốt và giữ cho cây khỏi lay gốc để đảm bảo tỷ lệ sống sau trồng cao. Đối với đất đồi, trồng vải phải chọn nơi có độ dốc thấp dưới 250C, nhất thiết phải trồng theo đường đồng mức và phải có băng cây chống xói mòn.
Thời vụ trồng
Cây được trồng vào 2 vụ chính đó là vụ xuân và vụ thu. Thường vụ xuân trồng vào tháng 3 – 4, và vụ thu trồng vào tháng 8 – 9 hằng năm. Mật độ trồng: 400 cây/ha, khoảng cách trồng 6m x 4m.
---
Send in a voice message: https://anchor.fm/vaisomphuchoa/message
Wednesday Nov 30, 2022
Bệnh vàng lá ở vải sử lý như thế nào? - Vải Sớm Phúc Hòa
Wednesday Nov 30, 2022
Wednesday Nov 30, 2022
Bệnh vàng lá ở vải
Đa số các loại cây trồng rất nhạy cảm, đặc biệt là các loại cây ăn quả như vải. Trước sự biến đổi của thời tiết, nhiệt độ, độ ẩm lúc giao mùa, cây trồng rất dễ bị vàng lá, nhất là thời điểm cuối mùa mưa đầu mùa nắng. Một số nguyên nhân gây ra hiện tượng cây bị vàng lá như:
Do thay đổi nơi trồng.
Do thừa hoặc thiếu nước và chất dinh dưỡng. Khi thiếu dinh dưỡng lá cây sẽ bị vàng, biến dạng, teo nhỏ hoặc rụng nhiều.
Do nấm bệnh, tuyến trùng tấn công gây ra bệnh.
Khi thay đổi nơi trồng cũng sẽ làm cây bị sốc gây ra vàng lá và rụng lá.
Top 3 loại thuốc trừ vàng lá ở vải được tin dùng
Vàng lá ở vải có thể gây hại trực tiếp lên cây vải, làm giảm năng suất và chất lượng của cây. Vì vậy, bà con cần có những biện pháp thích hợp nhằm diệt trừ triệt để vàng lá ở vải. Để giúp bà con giải quyết vấn đề này, Agriviet đã đưa ra 3 loại thuốc trừ vàng lá ở vải được các kỹ sư nông nghiệp khuyên dùng.
Thuốc trừ vàng lá ở vải Binhnavil 50SC
Binhnavil 50SC là thuốc trừ bệnh có tác động nội hấp, lưu dẫn mạnh, phổ tác dụng rộng. Thuốc có khả năng phòng ngừa hữu hiệu bệnh vàng lá, đốm vằn, đạo ôn, lem lép hạt trên lúa….
Liều lượng: 0.4 – 0.5 lít/ha
Cách dùng: Lượng nước phun 400 – 800 lít/ha. Phun thuốc khi tỷ lệ bệnh khoảng 5 – 10%
Giá tham khảo: Liên hệ
Thuốc trừ vàng lá ở vải Actinovate 1SP
Actinovate 1SP là sản phẩm sinh học chứa (1x107CFU/gr) khoảng 1 tỷ đơn vị vi khuẩn có ích là Streptomyces lydicus WYEC 108, đặc trị vàng lá ở vải.
Thuốc phát triển những khuẩn lạc cố định tại tất cả các rễ mà cây trồng tiết ra chất kháng sinh giúp tiêu hủy màng tế bào sợi nấm. Đồng thời tiết ra các enzyme phân hủy protein, tinh bột, đường của bào tử nấm bệnh.
Liều lượng: 5g/8 lít nước phun cho 250m2
Cách dùng: Phun thuốc khi bệnh chớm xuất hiện. Lượng nước phun 320 lít/ha
Giá bán: Liên hệ
Thuốc Actino-Iron 1.3SP điều trị vàng lá ở vải
Với 3 thành phần chính là Streptomyces lydicus WYEC 108 1.3%, Fe 21.9% và Humic acid 47%, Actino-Iron 1.3SP là thuốc điều trị vàng lá ở vải hiệu quả mạnh. Ngoài ra, thuốc cũng được đăng kí điều trị một số loại bệnh và sâu hại khác như thán thư, mốc xám, sương mai, thối trái,…
Liều lượng: 4g/8 lít nước phun cho 250m2
Cách dùng: Phun thuốc khi bệnh chớm xuất hiện. Lượng nước phun 320 lít/ha
Giá bán: Liên hệ
Một số biện pháp phòng trừ vàng lá ở vải
Phát quang dọn dẹp sạch sẽ đất vườn để loại bỏ tàn dư thực vật của các cây trồng trước.
Đất trồng phải cao ráo, thoát nước tốt.
Vun xới đất quanh từng gốc để giúp lớp đất được thông thoáng hơn nhất là sau những trận mưa lớn.
Cần chăm sóc cẩn thận và thường xuyên thăm nom vườn tược để phát hiện sớm những bệnh hại để từ đó có hướng xử lý kịp thời.
Tăng cường bón phân Lân giúp kích thích bộ rễ mới phát triển.
Quan sát khi cây ra rễ mới cần phục hồi thì mới bổ sung dinh dưỡng cho cây.
Mua loại thuốc trừ vàng lá ở vải hiệu quả nhất hiện nay ở đâu?
Bạn đọc có thể đặt mua Danh sách 3 loại thuốc trừ vàng lá ở vải hiệu quả nhất hiện nay ở các cửa hàng bán vật tư nông nghiệp hoặc các hiệu thuốc bảo vệ thực vật gần hoặc tiện nhất.
---
Send in a voice message: https://anchor.fm/vaisomphuchoa/message
Wednesday Nov 30, 2022
Kỹ thuật xử lý và chăm sóc vải thiều ra quả trên thân cây - Vải Sớm Phúc Hòa
Wednesday Nov 30, 2022
Wednesday Nov 30, 2022
1. Tuổi cây: Nên áp dụng đối với những vườn vải có nhiều năm tuổi (trên 20 năm tuổi). Vì cây vải nhiều năm tuổi sinh trưởng, phát triển yếu, các đợt lộc ra không đều, thường xuyên xảy ra mất mùa; hoặc tỷ lệ ra hoa, đậu quả ít, ra quả từng vế, ra quả cách năm, quả nhỏ, lá nhiều, ít quả trên chùm, mẫu mã quả xấu, khó chăm sóc, giá trị sản phẩm không cao, năng suất thấp…
2. Các biện pháp kỹ thuật cần thiết
* Cắt tỉa: đây là một trong những biện pháp kỹ thuật quan trọng, thường thực hiện làm 2 đợt chính.
- Đợt 1: Ngay sau khi thu hoạch vải thiều xong, tiến hành cắt tỉa cành tạo tán; Đối với cây vải năm đầu tiên áp dụng cho ra quả trên thân thì tiến hành cắt thưa loại bỏ cành hư, cành vô hiệu, cắt đầu nhánh đã cho thu hoạch quả, tạo thông thoáng có ánh nắng chiếu vào mầm lộc trên thân để tán lá trong thân quang hợp, không nên đốn sâu ngay năm đầu. Đối với các cây đã áp dụng ra quả trên thân từ năm trước thì tiến hành cắt tỉa thưa bớt các cành đã cho thu hoạch tạo sự thoáng đãng cho cây và cho các mầm lộc mới sinh trưởng đều trên thân.
- Đợt 2: Sau khi cây ra đủ 2 lần lộc, cây khỏe có thể 3 lần lộc vào tháng 10, 11, thời điểm này tiến hành cắt tỉa những cành tăm, nhỏ và kém phát triển ở thân cây để lại những trồi lộc mập tạo điều kiện cho việc phân hóa ra hoa trên thân và khả năng đậu quả đạt kết quả cao, thuận tiện cho việc chăm sóc, bón phân, phòng trừ sâu, bệnh và thu hoạch được thực hiện dễ dàng hơn.
* Khoanh cành: là biện pháp kỹ thuật không cho vải ra lộc vào vụ Đông, khi gặp điều kiện thời tiết thuận lợi như mưa, nhiệt độ ấm áp…
- Về dụng cụ để khoanh cành: dùng lưỡi cưa ngắn hoặc liềm chấu tự chế, (hoặc đồ chuyên dùng) để tiến hành khoanh, khi khanh cần lưu ý khoanh đều hết phần vỏ cây đến phần gỗ trắng của thân cây thì thôi, khoanh tạo thành hình tròn quanh thân. Tùy vào tuổi của cây và sự sinh trưởng và phát triển của cây để tiến hành khoanh sao cho phù hợp (khoanh rộng vành hơn đối với các cây khỏe và mịn hơn đối với các cây yếu).
- Về thời gian tiến hành khoanh: Từ 25/11 đến 10/12 và khi khoanh phải quan sát lá và sự sinh trưởng và phát triển của từng cây để tiến hành khoanh cho phù hợp.
* Bón phân: Việc bón phân được tiến hành thành 3 - 4 đợt tùy vào khả năng sinh trưởng và phát triển của cây:
+ Đợt 1: Bón thúc lộc, Cây vải thiều sau khi cho thu hoạch quả đã mất đi một lượng dinh dưỡng khá cao tập trung vào nuôi quả vải. Bởi vậy sau khi thực hiện việc tỉa cành, tạo tán xong, cần bón phân cho cây để bù đắp lượng dinh dưỡng cây đã nuôi hoa, quả, bảo đảm cho cây vải có điều kiện sinh trưởng và phát triển tốt nhất (sinh trưởng được 2-3 đợt lộc thành thục trước khi khoanh cành).
Kỹ thuật bón phân cho cây vải: dùng cuốc tạo rãnh vùng quanh tán cây vải. Rãnh rộng từ 15 – 20 cm, sâu khoảng 10-15 cm. Sau đó rắc phân vào và lấp rãnh lại, bảo đảm cho phân bón phát huy hiệu quả cao nhất. Phân bón cho cây vải thời kỳ này, dùng các loại phân NPK có hàm lượng đạm cao hoặc phân đơn đạm – lân – kali (Hàm lượng phân đạm bón cho cây ở thời kỳ này bằng 50% tổng lượng đạm bón cho cây trong suốt quá trình chăm sóc, tương tự lượng kali bằng 13% và phân lân bằng 20%). Tùy từng độ tuổi của cây vải và năng suất quả vừa thu hoạch để quyết định lượng phân bón hợp lý. Ngoài ra, có thể sử dụng các loại phân chuồng đã qua xử lý bằng chế phẩm sinh học (ủ mục) để bón cho cây vải, giúp cho đất tơi xốp và cây vải sinh trưởng, phát triển tốt.
---
Send in a voice message: https://anchor.fm/vaisomphuchoa/message
Wednesday Nov 30, 2022
Hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc vải thiều sau thu hoạch
Wednesday Nov 30, 2022
Wednesday Nov 30, 2022
Hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc vải thiều sau thu hoạch
Bước 1: Tỉa cành, tạo tán cho cây vải
Cây vải thiều sau khi thu hoạch quả xong, cành lá thường lởm xởm. Bà con cần dùng kéo cắt cành hoặc dao phát để tỉa những cành tăm, cành vượt tán, cành bị ớm (không có điều kiện cho quả) và tuỳ từng độ cao của cây vải ta có thể hạ thấp những cành trên ngọn xuống để tiện cho quá trình chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh và thu hoạch quả sau này. Biện pháp tỉa cành cần thực hiện ngay sau khi thu hoạch quả để tạo tán cho cây vải theo hình mâm xôi hoặc hình chiếc bánh dầy, nhằm chuẩn bị đón đợt lộc đầu tiên. Yêu cầu cây vải sau khi được tỉa xong, bảo đảm độ thoáng giữa cách cành, nhằm hạn chế sâu bệnh phát triển.
Bước 2: Vệ sinh vườn
Cùng với biện pháp tỉa cành, bà con nông dân cần thực hiện ngay việc rọn rác dưới gốc vải thiều. Dùng chổi hoặc cào để rọn sạch những cành lá vải rụng dưới gốc, đem thu gom vào một góc vườn rồi đốt đi nhằm hạn chế mần sâu bệnh phát triển. Đối với những vườn vải thiều ở dưới thấp, bà còn cần tạo lại các rãnh thoát nước trong vườn vải, bảo đảm cho nước dốc, tránh tình trạng cho cây vải bị chết rút.
Bước 3: Bón phân cho cây vải
Cây vải thiều sau khi cho thu hoạch quả đã mất đi một lượng dinh dưỡng khá cao tập trung vào nuôi quả vải. Bởi vậy sau khi thực hiện việc tỉa cành tạo tán xong, chúng ta cần bón phân cho cây để bù đắp lượng dinh dưỡng đó, bảo đảm cho cây vải có điều kiện sinh trưởng và phát triển tốt nhất (phát sinh được ba đợt lộc tính từ khi thu hoạch quả đến lúc ra hoa). Kỹ thuật bón phân cho cây vải. Bà con dùng quốc tạo rãnh vùng quanh tán cây vải. Rãnh rộng từ 20 – 30 cm, sâu khoảng 15 cm. Sau đó rắc phân vào và lấp rãnh lại, bảo đảm cho phân bón phát huy hiệu quả cao nhất. Phân bón cho cây vải thời kỳ này, dùng các loại phân NPK có hàm lượng đạm cao hoặc phân đơn đạm – lân – kali (Hàm lượng phân đạm bón cho cây ở thời kỳ này bằng 50% tổng lượng đạm bón cho cây trong suốt quá trình chăm sóc, tương tự lượng kali bằng 13% và phân lân bằng 20%). Tuy từng độ tuổi của cây vải và năng suất quả vừa thu hoạch để quyết định lượng phân bón hợp lý. Ngoài ra, bà con có thể sử dụng các loại phân chuồng đã qua xử lý bằng chế phẩm sinh học (ủ mục) để bón cho cây vải, giúp cho đất tơi xốp và cây vải phát triển bền đẹp.
Bước 3: Phòng trừ sâu bệnh
Cây vải thiều sau khi đã được tỉa cành, tạo tán và bón phân xong, chờ một khoảng thời gian ngắn sau sẽ phát sinh đợt lộc đầu tiên. Trong khoảng thời gian cây phát sinh lộc, bà con cần thường xuyên theo dõi vườn vải nhằm sớm phát hiện các đối tượng sâu bệnh gây hại. Tuỳ từng đối tượng sâu bệnh gây hại, ta có thể sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật khác nhau để phòng trừ hiệu quả.
---
Send in a voice message: https://anchor.fm/vaisomphuchoa/message
Wednesday Nov 30, 2022
Cách Xử Lí Để Cây Vải Ra Quả Sớm - Vải Sớm Phúc Hòa
Wednesday Nov 30, 2022
Wednesday Nov 30, 2022
Trong chính vụ thì giá vải xuống rất thấp dẫn tới tình trạng nhiều gia đình được mùa mà tổng giá sau thu hoạch không được bao nhiêu. Vải cho thu hoạch sớm vào thượng và trung tuần tháng 5 thường bán được giá hơn vải chính vụ. Vì vậy, một số bà con ở thôn Đìa, Phúc Hòa, Tân Yên (Bắc Giang) có sáng kiến điều khiển vải thiều ra quả chín sớm, cho thu nhập cao.Để giúp bà con trồng vải tăng thu nhập, chúng tôi trình bày kinh nghiệm cho vải thiều ra hoa quả sớm của một số hộ nông dân trồng vải thiều huyện Tân Yên.
Bước 1:Chọn cây tác động:
Cần chọn những cây vải có ít nhất 7 năm tuổi, ra được 3 vụ quả ổn định trở lên, ổn định về mặt di truyền, chủ động tưới tiêu và phân bón thì tác động kỹ thuật mới cho hiệu quả cao.
Bước 2: Bón thúc sớm cho lộc hè:
Cần chủ động bón sớm ngay sau khi thu quả. Bón phân khi đất được tưới ẩm 70-80%. Lượng bón cho một cây gồm phân chuồng 30-50kg; phân lân super Lâm Thao 1-3kg; urê 0,2-1kg; kali clorua 0,1-0,5kg, tỷ lệ bón N:K=2:1 để kích thích ra lộc. Bón sâu 10cm thành 4-6 hốc quanh tán cây. Kết hợp với tỉa cành lá, cành võng, cành bị sâu, bệnh hại.
Bước 3:Bón thúc sớm cho lộc thu:
Cần bón phân điều chỉnh sao cho lộc thu ra kết thúc trước 15 tháng 11 hàng năm. Bón phân thúc lộc thu vào tháng 9 sau khi lộc hè đã thành thục. Lượng phân đạm và kali bón bằng 1/2 lượng thúc lộc hè, kết hợp đốn, tỉa bỏ cành tược (cành vượt) trong tán.
Lộc thu chỉ nên bón đối với những cây dưới 15 năm tuổi, có biểu hiện thiếu phân, sinh trưởng kém, lá có màu xanh vàng.
Bước 4: Hạn chế lộc đông
Nếu cây vải ra lộc đông thì sẽ không ra hoa, ra quả vụ xuân. Cần có biện pháp hạn chế cây ra lộc đông (chú ý đặc biệt với những cây sinh trưởng mạnh, lá xanh tốt) bằng cách:
– Cuốc rãnh sâu 35-40cm, rộng 20-30cm quanh hình chiếu tán cây nhằm làm đứt bớt bộ rễ hút, hạn chế dinh dưỡng, làm cây “bị chột” không ra được lộc đông.
– Tiến hành khoanh vỏ trên thân cành. Dùng dao sắc cưa vành khăn từ 1 đến 4 vòng quanh thân cành (chú ý để một cành không khoanh vỏ, nối liền lá với thân và bộ rễ để cung cấp thức ăn hạn chế cho cây) nhằm làm giảm quá trình luân chuyển giữa phân khoáng, nước và chất hữu cơ, có tác dụng hạn chế quá trình phát lộc đông.
Bước 5: Diệt lộc đông sớm:
Muốn vải thiều ra hoa, quả sớm cần tiến hành diệt lộc đông sớm, những lộc đông ra sau tháng 10, 11 cần dùng hoá chất để hạn chế. Có nhiều loại hoá chất ngăn cản lộc non phát triển như nước muối ăn (NaCl), nước phân đạm, kali, thuốc diệt cỏ…
Theo kinh nghiệm của nông dân Hiệp Hoà, tốt nhất nên dùng Ethrell (C2H4) có trong thuốc dấm hoa quả của Trung Quốc. Chất Ethrell dùng với nồng độ vừa phải, có tác dụng làm thui lộc non, không ảnh hưởng tới các lá bánh tẻ, lá đã sinh trưởng thành thục như một số hoá chất khác.
Dùng 3-4 lọ thuốc dấm hoa quả (15-20ml), nếu trời ấm phun 15ml, trời lạnh phun 20ml, pha với 10 lít nước, phun thẳng vào lộc non giai đoạn lá chưa thành thục (lộc và lá non có màu phớt hồng) kết hợp với phun thuốc kích phát tố hoa trái Thiên Nông cho vải 3 lần trong tháng 1, mỗi lần cách nhau 8-10 ngày. Chỉ tiến hành tưới ẩm, bón phân thúc cho vải khi thấy nhú mầm hoa ở nách lá đầu cành (vào tháng 1). Cây vải sẽ nở hoa vào thượng tuần tháng 2, cho thu hoạch vào thượng và trung tuần tháng 5 như ý muốn.
---
Send in a voice message: https://anchor.fm/vaisomphuchoa/message
Giới thiệu
Vải sớm Phúc Hòa (Tân Yên, Bắc Giang) bắt đầu thu hoạch. Năm nay thời tiết thuận lợi, tình hình dịch bệnh Covid-19 bớt căng thẳng, người dân dự kiến vải sẽ được mùa, quả đạt chất lượng nhờ chăm sóc theo quy chuẩn VietGAP.
VẢI SỚM MANG LẠI NHIỀU LỢI ÍCH CHO NGƯỜI DÂN PHÚC HÒA
//vaisomphuchoa.blubrry.net/